-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm Hiểu Về Kim Loại Trong Chế Tác Trang Sức Ngọc Trai
Bên cạnh viên ngọc trai, vẻ đẹp của một món trang sức ngọc trai được lột tả trọn vẹn nhất khi kết hợp với kim loại quý đi cùng. Không thể phủ nhận một phần lớn sự hấp dẫn được tạo nên từ vàng, bạc hay bạch kim kết hợp cùng với viên ngọc trai.
Nhu cầu làm đẹp của phái nữ ngày càng tăng làm cho trang sức trở thành món phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của mọi cô gái. Trong đó, trang sức ngọc trai là sự lựa chọn hàng đầu của chị em phụ nữ.
Có rất nhiều người đặt câu hỏi khi mua trang sức ngọc trai. Phân vân không biết vàng, bạc, bạch kim nên chọn loại nào kết hợp với ngọc trai? Bạch kim có phải vàng trắng hay không? Vàng 24k, 18k, 10k là gì, chúng khác nhau như thế nào? Và còn rất nhiều câu hỏi khác.
Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc về kim loại trong chế tác trang sức ngọc trai
Tham khảo thêm: Có Phải Chọn Mua Trang Sức Ngọc Trai Kích Thước Càng To Càng Tốt?
Tại sao lại dùng kim loại quý làm trang sức?
Về mặt hóa học, kim loại quý chống lại quá trình oxy hóa và ăn mòn trong không khí ẩm rất tốt. Chúng còn có thể kháng được axit ở các mức độ khác nhau.
Trên thị trường hiện nay các kim loại quý kết hợp với ngọc trai làm trang sức phổ biến nhất là vàng, bạc và bạch kim.
Ngoài các tính chất của kim loại quý, vàng, bạc và bạch kim còn có các tính chất sau:
- Chúng được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng số lượng không nhiều có thể đảm bảo được độ quý hiếm của chúng.
- Chúng được sử dụng như vật lưu trữ giá trị.
- Nhiều nền văn hóa từ xa xưa và đến ngày nay con người đã biết dùng các kim loại này làm đồ trang sức. Chúng đã được coi là những thứ đẹp đẽ, gợi cảm và quyến rũ, làm tăng sức hấp dẫn cho người đeo chúng.
Vì những lý do này, bộ ba vàng, bạc và bạch kim là sự kết hợp không thể thiếu để phát huy tối đa vẻ đẹp trang sức ngọc trai.
1. Vàng (Au)
Vàng 24k là loại vào có màu vàng đẹp nhất nhưng cùng với đó là đặc tính khá mềm, dễ biến dạng nên thường không được dùng đính các loại đá quý như kim cương hay ngọc trai.
Trang sức ngọc trai thường được đính vào trang sức vàng thấp tuổi như vàng 9k, 10k, 14k, 18k vì đặc tính khó biến dạng hơn vàng 24k nên có thể giữ chắc các loại đá quý đính kèm.
Bên cạnh vẻ đẹp của vàng, nhưng tính chất vật lý của nó cũng rất thích hợp để tạo thành đồ trang sức.
Vàng nguyên chất không bao giờ bị biến đổi màu sắc, nhiều nhà thiết kế và sản xuất đồ trang sức vẫn thích dùng vàng hơn các kim loại khác.
Trên thực tế, vàng là một kim loại rất mềm và dễ uốn nhất trong tất cả các kim loại, 1g vàng có thể được dập thành tấm 1m2 hoặc 1 ounce vàng thành tấm 300 feet.
Nếu được bảo quản đúng cách, vàng có thể trường tồn với thời gian. Nó sẽ không bị oxy hóa hoặc ăn mòn, chỉ một số axit hiếm hoặc chất tẩy clo nóng mới có thể làm nó hỏng. Điều này khiến nó trở thành kim loại quý đối với người tiêu dùng và cả các nhà thiết kế.
Có phải vàng nguyên chất là tốt nhất?
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng vàng cũng có một nhược điểm rõ ràng: độ mềm. Điều này có nghĩa là nó dễ bị hao mòn (hao mòn do ma sát trong quá trình sử dụng).
Tuy nhiên, khi pha vàng với các kim loại khác tạo ra hợp kim vàng cứng hơn, bền hơn và phù hợp hơn để làm đồ trang sức.
Các kim loại thường được hợp kim hóa với vàng làm đồ trang sức gồm có: bạc, đồng, niken, sắt, kẽm, thiếc, mangan, cadimi và titan. Ngoài việc tăng cường độ cứng của vàng, các hợp kim này cũng thay đổi một số đặc tính khác của nó. Chẳng hạn như, một số hợp kim vàng có thể làm ố da hoặc gây dị ứng với những người có làn da mẫn cảm.
Vàng 24k, 18k, 14k, 10k là gì?
Khi nói về hợp kim vàng ta cần phải hiểu về khái niệm karat. Thuật ngữ karat đề cập đến độ tinh khiết của vàng (đừng nhầm với carat, là đơn vị dùng để đo lường trọng lượng đá quý).
Vàng nguyên chất không chứa các kim loại khác được gọi là vàng 24 karat. Vì vậy, hợp kim nửa vàng nguyên chất nửa kim loại khác gọi là vàng 12 karat.
Lần lượt từ trái sang phải là vàng 10k – 14k – 18k – 24k
Các hợp kim được sử dụng trong sản xuất đồ trang sức từ vàng 9 karat (khoảng 37% vàng nguyên chất) đến vàng 24 karat.
Một hợp kim mới bao gồm 99% vàng và 1% titan đang trở nên phổ biến trên thị trường trang sức. Điều này cho phép hợp kim giữ được gần như toàn bộ màu vàng đồng thời cải thiện độ bền.
Karat(K) |
Phần trăm vàng(%) |
Tuổi vàng(tuổi) |
24 |
100% |
10 |
18 |
75% |
7,5 |
14 |
58,33% |
6 |
12 |
50% |
5 |
10 |
41,66% |
4 |
Bảng so sánh vàng và hợp kim
Tại sao vàng lại có nhiều màu sắc khác như vàng trắng, vàng hồng?
Màu sắc của vàng thay đổi khi đã hợp kim hóa. Ví dụ, trộn đồng với vàng sẽ tạo ra màu vàng đậm hơn. Thêm niken, kẽm, đồng, bạch kim hoặc mangan sẽ tạo ra vàng trắng …
Các màu hợp kim vàng khác bao gồm xanh lá cây, đỏ và xanh lam.
Màu của vàng |
Hợp kim |
Trắng |
10% đến 20% niken, cộng với đồng, thiếc, và đôi khi là bạch kim hoặc mangan |
Xanh lá |
Bạc, đôi khi cadmium và kẽm |
Đỏ hoặc hồng |
Đồng |
Màu vàng |
Bạc và đồng |
Màu xanh lam |
SắT |
Màu sắc của vàng khi pha trộn với các kim loại khác
Tham khảo ngay: Bộ sưu tập nhẫn vàng đính ngọc trai của Marian Pearls bạn nhé!
2. Bạch kim (Pt)
Quý hiếm hơn và đắt hơn vàng, bạch kim có độ cứng và độ bền vượt trội và không bị xỉn màu theo thời gian.
Những phẩm chất này khiến bạch kim trở thành một trong những kim loại trang sức cao cấp, rất được săn đón, đặc biệt là nhẫn đính hôn và nhẫn cưới.
Không chỉ làm đồ trang sức, bạch kim cũng có một loạt các ứng dụng khác, chẳng hạn như bộ chuyển đổi xúc tác, máy trợ tim, chất chữa ung thư, ...
Bạch kim có phải là bạch kim (platinum)?
Thuật ngữ "bạch kim" dùng để chỉ một nhóm kim loại. Ngoài bạch kim (platinum), nhóm này bao gồm iridi, osmi, paladi, rhodi và ruthenium.
Bạch kim chiếm số nhiều trong số đó, tất cả các kim loại ngoại trừ osmium đều có ứng dụng trong đồ trang sức.
Rhodium thường được sử dụng làm lớp phủ chống xỉn màu cho vàng trắng, bạc và các kim loại trang sức nhóm bạch kim khác. Paladi và iridi thường được sử dụng riêng hoặc hợp kim hóa các kim loại khác để làm đồ trang sức.
Các hợp kim bạch kim phổ biến nhất bao gồm 90% bạch kim và 10% iridi, hoặc 95% bạch kim và 5% ruthenium. Hợp kim bạch kim cứng hơn và bền hơn so với bạch kim nguyên chất.
Bạch kim và vàng trắng có phải là một hay không?
Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, người tiêu dùng nên phân định rõ 2 khái niệm này để tránh sự nhầm lẫn.
Bạch kim và vàng trắng khác nhau hoàn toàn (Nguồn: tierra.vn)
Bạch kim là kim loại quý hiếm hơn vàng vì thế giá thành đắt hơn vàng từ 1,5 – 2 lần. Còn vàng trắng thức chất là một loại hợp kim của vàng và một số kim loại khác nên về chất lượng và giá cả đều không bằng được với bạch kim.
Tham khảo ngay: Bộ sưu tập chuỗi vòng cổ ngọc trai cao cấp của Marian Pearls nhé!
3. Bạc (Ag)
Từ lâu, bạc đã được sử dụng như một phương tiện trao đổi cũng như làm đồ trang sức.
Bạc thường được dùng là trang sức cho trẻ em vì có tính kháng khuẩn cao có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Ngày nay, chúng được dùng với nhiều mục đích khác nhau bao gồm nhiếp ảnh, pin, bộ làm mờ kính ô tô, dải từ tính, ...
Tại sao dùng lâu bạc lại không còn sáng đẹp như trước?
Bạc cũng có một số nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng. Đáng chú ý nhất là bị xỉn màu.
Bạc bị xỉn màu theo thời gian (Nguồn: katjewelry.vn)
Một số kim loại loại tiếp xúc với khí hiđro sunfua (H2S) xảy ra phản ứng hóa học tạo thành một lớp ăn mòn trên bề mặt gây nên tình trạng xỉn màu, bạc cũng là một trong số đó.
Lời khuyên là nên sử dụng cẩn thận, thường xuyên vệ sinh và cất giữ các món trang sức bạc trong túi hoặc hộp đựng bảo vệ sẽ làm giảm lượng bạc bị xỉn màu.
Trang sức bạc đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận hơn một số kim loại quý khác.
Tuy nhiên, bạn có thể mang ra cửa hàng để đánh bóng hoặc dùng các phương pháp đánh bóng tại nhà rất dễ dàng để ngăn ngừa tình trạng xỉn màu này.
Nên chọn bạc nguyên chất hay hợp kim bạc?
Giống như vàng, bạc nguyên chất mềm và dễ bị hư hỏng. Vì vậy, các nhà chế tác trang sức thường hợp kim hóa bạc với các kim loại cứng hơn để nâng cao độ bền của nó.
Với hợp kim bạc, chúng dễ dàng được tạo hình, cứng cáp, chắc chắn, có thể dùng để đeo hàng ngày.
Hợp kim bạc phổ biến nhất hiện nay là bạc sterling.
Bạc sterling bao gồm 92,5% bạc. Một hoặc nhiều kim loại bao gồm 7,5% còn lại. Thông thường, đồng chiếm một phần đáng kể trong 7,5% đó, vì nó làm tăng độ cứng của hợp kim.
Vì đã khắc phục được một số khuyết điểm không đáng có của bạc nên hiện nay bạc sterling rất được ưa chuộng dùng làm đồ trang sức đeo hàng ngày.
Tham khảo ngay: Vòng tay ngọc trai đen phong thủy kết charm bạc nhé!
Lưu ý:
- Đối với những người có da mẫn cẩn nên hạn chế sử dụng các trang sức có hợp kim nikel, đồng. Tránh sử dụng trang sức chứa nhiều tạp chất kim loại.
- Nên lựa chọn những cửa hàng trang sức có uy tín, không nên mua trang sức giá rẻ.
- Nên mua các loại trang sức bạch kim, titan, vàng 14k, vàng 18k để ít lẫn tạp chất gây dị ứng cho da.
Kết luận kim loại trong chế tác trang sức ngọc trai:
Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn về các loại kim loại quý khi mua trang sức ngọc trai.
Mỗi loại kim loại quý đều có những ưu nhược điểm riêng. Đừng ngần ngại thêm chúng vào bộ sưu tập trang sức của bạn, qua thời gian bạn sẽ xác định được đâu đúng là món trang sức phù hợp với mình nhất!
Đừng quên tham khảo bộ sưu tập trang sức ngọc trai Marian Pearls nhé!
Xem thêm: Công Nương Diana Và Niềm Đam Mê Mãnh Liệt Với Trang Sức Ngọc Trai
Gửi bình luận
1 bình luận
Nhung Lê Trả lời - 10/10/2022 lúc 02:42 -
Bài viết rất thú vị